emacs-commit
[Top][All Lists]
Advanced

[Date Prev][Date Next][Thread Prev][Thread Next][Date Index][Thread Index]

[Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2006-31


From: Ban Tin Luat
Subject: [Emacs-commit] Ban tin phap luat tuan so 2006-31
Date: Tue, 8 Aug 2006 02:58:40 +0200

Luật Gia Phạm

18001551
www.luatgiapham.com
www.law.com.vn

Hà nội:133 Thái Hà - Đống Đa - Tel: 04.5374748    HCM: 402 Nguyễn Kiệm - Phú Nhuận - Tel: 08.9954609 

Xin chào,
Có thể bạn ngạc nhiên vì bản tin này được chuyển đến sớm hơn thông thường. Mùa hè đã sắp hết và đến bây giờ chúng tôi mới có thể tổ chức được kỳ nghỉ hè của Công ty. Tuần tới sẽ là tuần hạnh phúc nhất trong năm của chúng tôi bởi trong tuần có ngày truyền thống của Luật Gia Phạm.
~longpt

BẢN TIN PHÁP LUẬT
Số 2006-31
Từ: 06/08/2006
Đến: 12/08/2006

 
Ngày 07/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Nghị định này quy định về: Tiêu chí xác định danh mục doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu; Việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt; Việc thành lập, quy chế tổ chức, hoạt động và giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm cả doanh nghiệp đặc biệt; Việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh áp dụng quy định của Nghị định này là những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây: Được thành lập để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thường xuyên trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và bảo đảm bí mật quốc gia; Do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch ổn định, thường xuyên sản xuất cung ứng một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ công ích, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Có vị trí quan trọng và việc phá sản đối với doanh nghiệp đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.
Khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt, Toà án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông báo cho: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, nếu là doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu là doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu do mình đặt hàng hoặc giao kế hoạch; Chủ sở hữu của doanh nghiệp đặc biệt (trừ trường hợp người nộp đơn là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp).
Doanh nghiệp đặc biệt phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây trước khi phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp: Thanh toán các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 35 của Luật Phá sản; Hoàn trả lại cho nhà nước giá trị tài sản đã được sử dụng khi áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 36 của Luật Phá sản.
Định giá tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thục hiện như sau: Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản và doanh nghiệp, hợp tác xã không thoả thuận được về giá tài sản đã được kiểm kê thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thuê tổ chức có chức năng định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá tài sản thực hiện công việc này, Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp từ 30 tỷ đồng trở lên thì thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có chức năng định giá…
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
 
Ngày 11/07/2006 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 30/2006/QĐ- NHNN Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng Séc.
Quy chế này quy định một số nội dung về hoạt động cung ứng và sử dụng séc và về thủ tục cung ứng, kiểm soát, luân chuyển xử lý chứng từ và hạch toán kế toán liên quan đến việc thanh toán séc qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng áp dụng: Các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kho bạc nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc. Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc, bao gồm: người ký phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của những người trên và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.
Trong trường hợp séc bị từ chối thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc theo quy định của Quy chế này, người thụ hưởng có quyền truy đòi số tiền mình được hưởng hợp pháp. Đối tượng, số tiền, cách thức và thủ tục truy đòi áp dụng tương tự theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.Người chuyển nhượng đã trả tiền cho người thụ hưởng được quyền truy đòi đối với người ký phát hoặc người chuyển nhượng trước mình.
Để bảo đảm cho tờ séc có thể thanh toán qua Trung tâm Thanh toán Bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động, thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này và những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể khác của Trung tâm (nếu có).
Tổ chức cung ứng séc, trước khi in séc trắng theo mẫu mới, phải tiến hành đăng ký mẫu séc trắng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban Thanh toán). Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên tờ séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
Tờ séc được ký chuyển nhượng thì tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thể hiện như sau: trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người thụ hưởng đã ghi trên mặt trước tờ séc; trong giao dịch chuyển nhượng thứ hai của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất; và tiếp tục như vậy cho tới giao dịch chuyển nhượng cuối cùng.
Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng ký chuyển nhượng để nhờ thu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thoả thuận giữa hai bên. Người thu hộ được quyền quyết định việc chi trả ngay cho người ký chuyển nhượng để nhờ thu, hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người bị ký phát, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán.
Để thực hiện bảo chi, tờ séc phải đáp ứng đủ những điều kiện sau: Được điền đầy đủ, rõ ràng các yếu tố theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này; Người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc; Người ký phát yêu cầu được bảo chi tờ séc đó.
Trường hợp làm mất séc, thì xử lý như sau: Nếu người ký phát làm mất tờ séc trắng thì người làm mất séc thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận cho người bị ký phát; Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng, thì người làm mất séc thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận cho người bị ký phát, đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng séc trước mình thông báo cho người ký phát để yêu cầu người ký phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị ký phát; Trường hợp người bị mất séc không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để người thụ hưởng làm các thủ tục đã quy định ở trên.
Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ hưởng tờ séc.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Thông tư số 05/2004/TT – NHNN ngày 15/9/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 159/2003/NĐ – CP ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng séc hết hiệu lực thi hành./.
 
Ngày 18/07/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số quy định khác của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là cơ sở để thực hiện và đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau: Khi các điều kiện kinh tế - xã hội có sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Khi có yêu cầu đổi mới do tiến bộ về khoa học - công nghệ; Giá cả thị trường tăng, giảm trên 20% so với thời điểm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải dựa trên cơ sở: Tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; Phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ngân sách, kinh tế - kỹ thuật và xã hội có liên quan; Ý kiến tham gia của các tổ chức có liên quan, các đối tượng thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm các nội dung sau: Mục tiêu, yêu cầu cụ thể về tiết kiệm chống lãng phí; Nội dung nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; Biện pháp bảo đảm thực hiện; Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
Thực hiện giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp phương tiện thông tin, liên lạc; văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí. Khuyến khích việc giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp đối với những khoản kinh phí hoạt động thường xuyên khác.Cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc và thực tế sử dụng các khoản kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này để giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.
Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mua sắm tài sản, hàng hoá, thanh toán dịch vụ nếu được người bán, người cung cấp dịch vụ trả hoa hồng đều phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm: Nộp thiếu, chậm nộp hoặc giữ lại các khoản hoa hồng; sử dụng sai mục đích và vi phạm quy định về công khai việc sử dụng các khoản hoa hồng nhận được.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức phải chấp hành thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật và của cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng.Cơ quan, tổ chức phải niêm yết công khai thời giờ làm việc, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế, nội quy, các quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời gian lao động, về kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
 
Ngày 19/07/2006 Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 3263/TCHQ-KTTT Tham vấn và xác định giá mặt hàng ôtô, xe máy nhập khẩu
Việc tham vấn và xác định lại giá tính thuế được thực hiện tại Chi cục ngay sau khi lô hàng được thông quan, riêng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP.Hải Phòng thì chuyển hồ sơ về phòng giá ngay sau khi lô hàng được thông quan để tổ chức tham vấn ngay. Đối với những trường hợp phức tạp, chưa thu thập đủ thông tin thì thời gian tham vấn có thể chậm hơn nhưng phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày.
Nguồn thông tin sử dụng để kiểm tra, tham vấn và xác định giá: Nguồn thông tin về giá do Tổng cục cung cấp sau khi tổng hợp từ các cửa khẩu và các tài liệu về giá chào bán từ nhà sản xuất (gửi định kỳ hàng tháng); Nguồn thông tin về giá trên hệ thống GTT22; Nguồn thông tin về giá chào bán xe trên mạng Internet; Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được.
Các trường hợp phải tham vấn: Lô hàng nhập khẩu có nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của một trong các chứng từ hoặc nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế; Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá khai báo của hàng tương tự, giống hệt đã được chấp nhận trị giá khai báo trước đó/ hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã được cơ quan Hải quan điều chỉnh giá trước đó trên hệ thống GTT22; Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo bằng hoặc thấp hơn mức giá khai báo của bộ linh kiện nhập khẩu để sản xuất trước đó/ bằng hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã qua sử dụng nhập khẩu trước đó trên hệ thống GTT22;…
Thời gian tham vấn: Thực hiện ngay sau khi lô hàng được thông quan trừ những trường hợp phức tạp, thiếu thông tin, cần có thời gian để thu thập, trao đổi thông tin với cấp Cục, cấp Tổng cục nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan. Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.
Việc xác định lại trị giá phải được thực hiện ngay sau khi kết thúc tham vấn và thông báo để đối tượng nhập khẩu biết, trường hợp thiếu thông tin để xác định trị giá thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ký biên bản tham vấn…
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố biết và triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo về Tổng cục để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.
 
Ngày 24/07/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2006/NĐ-CP Quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Nghị định này quy định về chế độ quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là tang vật, phương tiện bị tạm giữ); trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ.Tang vật, phương tiện bị tạm giữ bao gồm vật, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
Đối với tang vật, phương tiện là tiền, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, chứng từ liên quan đến tài sản, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, chất ma túy, vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng và các loại tang vật, phương tiện đặc biệt khác thì không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà kho, bến, bãi, âu thuyền, trụ sở cơ quan, nơi làm việc của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ bố trí.
Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện các bước sau đây: Kiểm tra quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ và những giấy tờ khác có liên quan; So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ với biên bản, bản thống kê về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng; tình trạng niêm phong (nếu có); vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao phải ký vào sổ.
Đối với tang vật, phương tiện đã hết thời hạn tạm giữ mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến giải quyết để nhận lại tang vật, phương tiện đó thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo ít nhất hai lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tịch thu. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai mà không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận, thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện đó theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 31 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003.
Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ đã có quyết định tịch thu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, người ra quyết định tịch thu phải chuyển quyết định tịch thu đến cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc trung tâm dịch vụ bán đấu giá để bán đấu giá theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 33 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trên, cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc trung tâm dịch vụ bán đấu giá phải có trách nhiệm tiếp nhận tang vật, phương tiện đó để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ./.
 
Ngày 25/07/2006 Bộ trưởng Bộ bưu chính, viễn thông đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-BBCVT ban hành cước dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp.
Ban hành cước dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp tại nhà thuê bao như sau: Phạm vi liên lạc điện thoại đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh mạng PSTN: Mức tối đa: 1.636 đồng/phút; Mức tối thiểu: 909 đồng/phút.
Đối với dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh mạng NGN 64 Kbps sử dụng thẻ trả tiền trước, điện thoại IP đường dài liên tỉnh (VoIP) trả sau, điện thoại IP đường dài liên tỉnh (VoIP) sử dụng thẻ trả trước, điện thoại đường dài liên tỉnh NGN 8 Kbps sử dụng thẻ trả tiền trước: Mức cước tối đa: Không cao hơn mức cước dịch vụ điện thoại liên tỉnh mạng PSTN cùng vùng tại thời điểm tương ứng; Mức tối thiểu: không thấp hơn 20% mức cước dịch vụ điện thoại liên tỉnh mạng PSTN cùng vùng tại thời điểm tương ứng.
Phương thức tính cước dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh được tính theo đơn vị tính cước đầu tiên và các đơn vị tính cước tiếp theo với điều kiện: đơn vị tính cước đầu tiên không thấp hơn Block 6 giây và đơn vị tiếp theo không thấp hơn Block 1 giây.
Tại các điểm công cộng ngoài mức cước dịch vụ được quy định tại Quyết định này, doanh nghiệp được quyền thu thêm cước phục vụ nhưng không được phân biệt đối xử giữa các dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương ứng. Các mức cước trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Quy định mức giảm cước liên lạc điện thoại liên tỉnh mạng PSTN, mạng NGN 64 Kbps sử dụng thẻ trả tiền trước; điện thoại IP liên tỉnh (VoIP) trả sau, điện thoại IP liên tỉnh (VoIP) sử dụng thẻ trả trước; điện thoại liên tỉnh NGN 8 Kbps sử dụng thẻ trả tiền trước trong các ngày lễ, ngày chủ nhật và từ 23 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ sáng ngày hôm sau các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bẩy, nhưng mức giảm không được vượt quá 30% mức cước quy định tại thời điểm tương ứng.
Các quy định của Quyết định này được áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các qui định trước đây trái với Quyết định này đều được bãi bỏ./.
 
Ngày 25/07/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Bộ Thương mại thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sủng, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định này. Sở Thương mại, Sở Thương mại - Đu lịch thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Đối với việc thành lập Văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương , cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện dặt trụ sở.
Đối với việc thành lập Chi nhánh, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp.
Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi có đủ các điều kiện sau đây: Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh; Thương nhân nước ngoài đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện bao gồm: Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc; Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu đùng dịch vụ thương mại của thương nhân mà mình đại diện;…
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng kỷ kinh doanh của thương nhân nước ngoài.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Nghị định này thay thế các quy định liên quan đến Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam./.
 
Ngày 26/07/2006 Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số 2626/QĐ-BYT Về việc ban hành "hướng dẫn chẩn đoán và điều trị xơ hoá cơ Delta"
Xơ hóa cơ Delta là tình trạng bệnh lý tiến triển chậm, các sợi cơ trong cơ Delta bị biến đổi thành các dải xơ. Các dải xơ này gây nên tình trạng co rút cơ Delta và đưa đến những biến dạng thứ phát, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ vùng vai. Xơ hóa cơ Delta được chẩn đoán sớm và chỉ định điều trị kịp thời, phù hợp có khả năng phục hồi tốt.
Chẩn đoán xơ hóa cơ Delta: Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính với các biểu hiện sau: Người bệnh không khép được cánh tay vào sát thân mình ở tư thế nghỉ; Hai khuỷu tay khó hoặc không chạm vào nhau khi cánh tay đưa ra trước và trong tư thế khuỷu gấp; Xương bả vai nhô cao và xoay ngoài (biến dạng bả vai cánh chim); Thấy rãnh lõm da dọc theo dải xơ hoặc sờ rõ dải xơ trên trục cơ Delta; Những trường hợp nặng thấy tình trạng bán sai khớp vai, vai xuôi và có biến dạng vùng lưng ngực…
Có bốn bệnh lý có thể gây biến dạng ở vùng vai cần chẩn đoán phân biệt như: Xương bả vai cao bẩm sinh; Loạn dưỡng cơ Duchenne; Loạn dưỡng cơ tủy; Liệt đám rối cánh tay.
Chỉ định phẫu thuật: Chỉ phẫu thuật cho các trường hợp từ 05 tuổi trở lên; Có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng; Tư thế dạng vai >250; Có biểu hiện rối loạn chức năng và thẩm mỹ.
Chống chỉ định phẫu thuật Đối với các trường hợp chưa có chẩn đoán rõ ràng; Đang có bệnh lý toàn thân có chống chỉ định phẫu thuật và bệnh lý ngoài da tại vùng vai có viêm nhiễm; Có đám tổ chức xơ hoá trong cơ Delta nhưng không gây những biến dạng bệnh lý như mô tả ở trên; Đối với các trường hợp có bệnh lý như xương bả vai cao bẩm sinh, bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển, xơ hoá toàn bộ cơ Delta, teo do thiểu dưỡng nhiều cơ gây biến dạng lồng ngực, các bệnh thần kinh gây teo cơ Delta v.v…
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ quyết định số 1569/QĐ-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Qui trình kỹ thuật điều trị xơ hoá cơ Delta”./.


--
If you do not want to receive any more newsletters, this link

To update your preferences and to unsubscribe visit this link

reply via email to

[Prev in Thread] Current Thread [Next in Thread]